Trẻ mẫu giáo thường tiêu thụ nhiều calo hơn so với độ tuổi trước đó vì sẽ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, học tập. Trẻ mẫu giáo cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, phù hợp để phát triển toàn diện. Ba mẹ có thể tham khảo thực đơn cho trẻ mầm non dưới đây.
Cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
Việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi xây dựng thực đơn ăn uống cho trẻ mầm non, ba mẹ nên nắm rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non và tham khảo các nguyên tắc sau:
- Mỗi khẩu phần ăn cần đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng để trẻ học tập và vui chơi.
- Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên cân bằng tỷ lệ đạm, vitamin, chất xơ, tinh bột, chất béo và khoáng chất trong mỗi khẩu phần ăn.
- Đối với lứa tuổi mẫu giáo, bữa sáng chiếm 50 – 60% khẩu phần ăn hàng ngày. Trong đó, bữa trưa khoảng 30 – 35%, bữa tối 25 – 30%, bữa phụ chiếm 1/2 bữa chính.
- Nên xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo theo từng ngày, tuần, tháng, theo mùa để trẻ được thưởng thức nhiều món mới và ngăn ngừa biếng ăn.
- Thực đơn cần được thay đổi hàng ngày để trẻ không cảm thấy nhàm chán.
- Cân đối các nhóm thực phẩm giàu năng lượng và ít năng lượng để phòng ngừa thừa cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. Chế biến món ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với dinh dưỡng của trẻ, ba mẹ nên chế biến theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Thành phần cần có trong thực đơn cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo 1200 – 1300 calo mỗi ngày. Trong đó, năng lượng từ chất bột đường chiếm 50 – 60%, chất đạm chiếm 15 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% trong tổng khẩu phần. Thành phần dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho trẻ mầm non:
- Tinh bột từ cơm, cháo, bún, phở, bánh mì,…
- Chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua,…
- Các chất béo như dầu thực vật, quả bơ, các loại hạt, rau xanh…
- Chất xơ từ rau và trái cây.
- Vitamin và các khoáng chất.
Thực đơn cho trẻ mầm non 5 tuổi
Bé trong giai đoạn mầm non cần nhiều năng lượng để vui chơi và phát triển thể chất. Vì vậy, ba mẹ cần lựa chọn thực đơn phù hợp. Trẻ mẫu giáo nên ăn 5 bữa một ngày gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đối với một số trẻ có biểu hiện chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc biếng ăn. Mẹ nên cho bé ăn 3 bữa phụ/ngày. Mẹ cần biết cách tính toán lượng calo mỗi bữa ăn trong ngày để bé nhận đủ năng lượng. Bữa ăn cho trẻ mẫu giáo bắt buộc đủ 4 nhóm chất chính là tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Để bé hấp thụ hết dưỡng chất trong thức ăn. Mẹ nên phân bổ các món ăn theo từng bữa phù hợp với bé 5 tuổi như sau:
Món ăn bữa sáng
Buổi sáng nên ăn gì? Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bé cần nhiều năng lượng để hoạt động, vui chơi. Vì vậy, mẹ nên chú ý chế biến những món ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng như phở gà, bò, cháo thịt băm rau củ, cháo sườn heo, bánh mì trứng, súp,…
Món ăn bữa trưa
Bữa trưa sẽ giúp trẻ lấy lại năng lượng đã mất sau nửa ngày hoạt động. Các mẹ nên cân nhắc xây dựng thực đơn bữa trưa hợp lý để trẻ không bị no quá mà vẫn đảm bảo các nhóm chất:
- Cơm trắng, giá đỗ xào thịt bò, canh cải, nho tráng miệng.
- Cơm, trứng hấp với thịt bằm, canh bầu với tôm.
- Cơm, sườn xào chua ngọt, đậu bắp, canh khoai tây, dưa hấu tráng miệng.
- Cơm, canh cải nấu thịt bằm, tôm xào bơ tỏi, dưa hấu tráng miệng.
- Cơm, cá kho, canh rau nấu thịt, tráng miệng thanh long.
Món ăn buổi tối
Ăn no vào buổi tối sẽ giúp bé phát triển tốt và ngủ ngon. Gợi ý một số món ăn cho trẻ 5 tuổi vào buổi tối như:
- Cơm, nấm xào thịt bò, canh rau, trái cây tráng miệng.
- Cơm, đậu hũ sốt cà chua, canh bắp cải thịt bằm.
- Cơm, thịt kho trứng cút, canh rau thịt bò.
- Cơm, thịt heo quay, canh rau, quýt tráng miệng
Món ăn cho bữa phụ
Ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Lưu ý các bữa phụ tuy ít nhưng vẫn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ tránh nhầm lẫn với đồ ăn vặt. Cho trẻ ăn với lượng vừa phải, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn chính như sữa chua, chè thập cẩm, 1 ly sữa tươi, 1 ly sinh tố trái cây,…
Thực đơn cho trẻ mầm non 4 tuổi
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi biếng ăn là do trẻ không thấy sự hấp dẫn của việc ăn uống. Điều này một phần là do thực đơn mẹ chuẩn bị ăn đi ăn lại một loại thức ăn. Vì vậy, việc thường xuyên cập nhật thực đơn và chế biến khác nhau là vô cùng quan trọng để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là thực đơn cho bé 4 tuổi biếng ăn chậm lớn:
Thực đơn số 1:
- Bữa sáng: Bún thịt bằm, sữa tươi.
- Đồ ăn vặt: 1 hộp sữa chua.
- Bữa trưa: Cơm, canh rau nấu tôm, sườn heo kho, táo.
- Đồ ăn vặt: 1 miếng bánh kem.
- Bữa tối: Cơm, canh bí nấu thịt bằm, gà hầm sâm, đu đủ.
Thực đơn số 2:
- Bữa sáng: Phở bò, 1 hộp sữa.
- Đồ ăn vặt: 1 hộp sữa chua.
- Bữa trưa: Cơm, gà hầm rau củ, dưa hấu.
- Đồ ăn vặt: 1 miếng bánh kem.
- Bữa tối: Cơm, rau xào thịt bò, canh rau nấu thịt băm, đu đủ tráng miệng.
Thực đơn số 3:
- Bữa sáng: Cháo sườn heo.
- Đồ ăn vặt: 1 cốc sữa tươi.
- Bữa trưa: Cơm, gà hầm nấm, lê tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, canh khoai sọ móng giò, táo tráng miệng.
Thực đơn cho trẻ mầm non 3 tuổi
Cung cấp cho trẻ những thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển tốt hơn. Để trẻ 3 tuổi phát triển toàn diện và có thói quen ăn uống lành mạnh, mẹ nên chú ý đến bữa ăn đơn giản giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho trẻ 3 tuổi:
Thực đơn bữa sáng
Một số món ăn buổi sáng ngon miệng cho trẻ 3 tuổi:
- Bánh mì với trứng và rau củ, trứng luộc,…
- Bánh yến mạch nguyên hạt, bánh yến mạch bí đỏ, bánh yến mạch và bơ, trứng,…
- Bún bò, bún riêu, bún sườn heo,…
- Phở bò, phở gà,…
- Cháo tim, cháo sườn, cháo khoai tây sườn, cháo chim bồ câu,…
Thực đơn bữa trưa
Vào bữa sáng, mẹ nên cho bé ăn những món dễ tiêu hóa. Bữa trưa trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn dành cho bữa ăn trưa:
- Cơm, cá kho, canh cải nấu tôm, cam.
- Cơm, thịt kho trứng cút, canh thập cẩm, táo.
- Cơm, gà kho nấm, canh chua với cá, quýt.
- Cơm, sườn kho, canh cải nấu thịt bò bằm, bưởi.
- Cơm, gà hầm thuốc bắc, canh rau muống, thanh long.
- Cơm, cá sốt cà chua, bắp cải xào thịt bò, táo.
- Cơm, cá chiên, canh rau với thịt bò, xoài.
Thực đơn bữa tối
Bữa tối là bữa ăn gắn kết mọi thành viên trong gia đình lại với nhau. Mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị.
- Cơm, canh tôm nấu rau dền, gà hầm hạt sen táo đỏ.
- Cơm, canh chua với cá, bò xào nấm.
- Cơm, canh đu đủ nấu sườn heo, thịt tôm kho.
- Cơm, canh rau, cá sốt cà chua.
- Cơm, canh trứng cà chua, tôm kho.
- Cơm, canh rau thịt bằm, tôm hấp.
- Cơm, đậu hà lan luộc, lươn chiên.
- Cơm, canh bí xanh nấu tôm, bò sốt vang.
Bài viết trên đây là thực đơn cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi mà các mẹ có thể tham khảo. Tất cả các món ăn trên có thể được chuẩn bị một cách nhanh chóng. Điều quan trọng là lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, tự chế biến và nấu ăn để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ